Bổ sung đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

(LuatVietnam) Ngày 01/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Theo Nghị định này, bổ sung đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, bao gồm: người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng; càn quấy, gây gổ đánh nhau; sử dụng vũ lực hành hung người khác hoặc chống người thi hành công vụ; tổ chức đua xe trái phép từ hai lần trở lên trong mười hai tháng; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh, trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi mà có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, sử dụng vũ lực chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự tại cơ sở chữa bệnh từ hai lần trở lên trong mười hai tháng.

Chế độ sinh hoạt của học sinh cũng được cải thiện, mỗi trường giáo dưỡng được thành lập một thư viện, mỗi phân hiệu của trường được thành lập một phòng đọc sách, báo, khu vui chơi, nhà luyện tập thể dục, thể thao, sân thể thao để học sinh rèn luyện thể lực; được trang bị hệ thống truyền thanh, truyền hình cáp nội bộ; mỗi phòng ở tập thể được trang bị một vô tuyến truyền hình màu 21 inches, được phát một tờ báo thanh niên và một báo hoa học trò. Nghị định mới còn bổ sung quy định cho phép học sinh tại trường giáo dưỡng được liên lạc với thân nhân bằng điện thoại.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2009. 

 

  • LuậtViệtnam
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lệ phí cấp phép quảng cáo tối đa là 4 triệu đồng

Lệ phí cấp phép quảng cáo tối đa là 4 triệu đồng

Lệ phí cấp phép quảng cáo tối đa là 4 triệu đồng

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 154/2009/TT-BTC ngày 30/7/2009 của Bộ Tài chính, tổ chức, cá nhân khi được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép thực hiện quảng cáo phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này. Mức thu lệ phí cụ thể đối với việc thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, panô và các hình thức tương tự như sau...

Mua bán hàng hóa giữa khu phi thuế quan với nội địa phải làm thủ tục hải quan

Mua bán hàng hóa giữa khu phi thuế quan với nội địa phải làm thủ tục hải quan

Mua bán hàng hóa giữa khu phi thuế quan với nội địa phải làm thủ tục hải quan

Đó là quy định tại Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu...

Cán bộ y tế vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm

Cán bộ y tế vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm

Cán bộ y tế vùng đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút trong 5 năm

Ngày 30/7/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút, trợ cấp và các ưu đãi khác đối với cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo Nghị định này, các đối tượng nói trên được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% và phụ cấp thu hút mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)...

Thực hiện thí điểm hoạt động thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh

Thực hiện thí điểm hoạt động thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh

Thực hiện thí điểm hoạt động thừa phát lại tại TP.Hồ Chí Minh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.