Bỏ quy định “bấm lỗ” giấy phép lái xe

Ngày 14/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thay thế Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Theo đó sẽ tăng mức tiền phạt tùy từng lỗi vi phạm. Việc ban hành Nghị định mới là hoàn toàn phù hợp, bởi vì trong thực tế, quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm an toàn giao thông hiện nay chưa đủ sức răn đe người vi phạm.  

 

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 

 

Khác với quy định cũ, đối với một số hành vi vi phạm theo Nghị định mới, sẽ không áp dụng hình thức xử phạt đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn.

 

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển các loại phương tiện (được phép điều khiển) ghi trong giấy phép lái xe. Nếu bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn 60 ngày hoặc 90 ngày, thì phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ khi nhận lại giấy phép lái xe. Nếu bị tước quyền không thời hạn, sau 1 năm người vi phạm mới được làm các thủ tục để được cấp mới giấy phép lái xe.

 

Tăng mức tiền phạt tùy từng lỗi vi phạm

 

Theo quy định mới, hầu hết các mức tiền phạt vi phạm tăng lên so với quy định cũ. Cụ thể, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h đến 35 km/h bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng (theo quy định cũ từ 1 đến 2 triệu đồng); sử dụng xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên trái quy định bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng (theo quy định cũ từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng); đổ phế thải ra lòng đường bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng (theo quy định cũ từ 1 đến 2 triệu đồng); điều khiển xe buýt vi phạm quy định về hoạt động vận tải đô thị bị phạt tiền từ 200 đến 400 nghìn đồng (theo quy định cũ từ 100 đến 200 nghìn đồng)...

 

Bổ sung các hành vi vi phạm

 

Nghị định mới bổ sung các hình vi vi phạm như, phạt tiền người điều khiển xe ô tô khách từ 100 đến 300 nghìn đồng trên mỗi hành khách vượt quá quy định: chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe đến 10 chỗ ngồi...

 

Phạt tiền từ 300 đến 500 nghìn đồng đối với người điều khiển xe taxi không có phù hiệu theo quy định khi điều khiển xe.

 

Ngoài ra, các hành vi gian dối để được cấp lại biển số, đăng ký; giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông; không bố trí đủ lái xe trên xe chở khách liên tỉnh theo phương án chạy xe đã đăng ký; nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông... cũng đều bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định.

 

 

(Luật Việt Nam)

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.