Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu vùng từ ngày 1/10

Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu vùng từ ngày 1/10
(LuatVietnam) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2011/TT-BLĐTBXH ngày 16/09/2011 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Thông tư này áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt doanh nghiệp thuộc các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hay vốn đầu tư trong nước, gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/10/2011 đến hết ngày 31/12/2012 được quy định tại Điều 2 Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ được quy định cụ thể là: Mức 2 triệu đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 1,78 triệu đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 1,55 triệu đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III và mức 1,4 triệu đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất; doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.
Cũng theo Thông tư này, mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương thấp nhất phải trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Khi áp dụng các quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2011; bãi bỏ Thông tư số 36/2010/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2010; khoản 1 và khoản 2, Điều 4 Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/11, thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc

Từ 1/11, thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc

Từ 1/11, thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 quy định về thì hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, trong đó có các quy định về thuốc tiêm; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và Ủy ban nhân dân các cấp trong thi hành án tử hình cũng như chế độ, chính sách đối với người tham gia thi hành án tử hình. Cụ thể, thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental); thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide)...

Thuốc chữa bệnh chịu thuế GTGT 5%

Thuốc chữa bệnh chịu thuế GTGT 5%

Thuốc chữa bệnh chịu thuế GTGT 5%

Ngày 12/09/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 128/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với cơ sở y tế công lập. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm 1, Mục I, Phần A, Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008. Đối tượng không chịu thuế GTGT là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các hàng hóa, dịch vụ khác quy định tại mục II, Phần A, Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008...

Điện thoại di động không được cấp giấy phép nhập khẩu tự động

Điện thoại di động không được cấp giấy phép nhập khẩu tự động

Điện thoại di động không được cấp giấy phép nhập khẩu tự động

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2010/TT-BCT ngày 28/05/2010 quy định việc áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng. Theo quy định tại Thông tư này, không áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với mặt hàng bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây thuộc mã HS 8517.11.00.00 và điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác...

Chỉ số CPI tháng 8 là 0,93%, GDP cả năm dự kiến tăng 6%

Chỉ số CPI tháng 8 là 0,93%, GDP cả năm dự kiến tăng 6%

Chỉ số CPI tháng 8 là 0,93%, GDP cả năm dự kiến tăng 6%

Tình hình kinh tế - xã hội 08 tháng đầu năm và cả năm 2011 tiếp tục chuyển biến tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội dự báo đạt và vượt kế hoạch. Lạm phát được kiềm chế và giảm dần theo từng tháng, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 là 0,93%, thấp nhất kể từ đầu năm; tăng trưởng GDP năm 2011 dự kiến đạt khoảng 6%... Đây là một số nhận định của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 08 tháng và cả năm 2011 được ghi nhận trong Nghị quyết số 91/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 08/2011 diễn ra trong 02 ngày...