Bệnh án điện tử: Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý

Hồ sơ bệnh án điện tử được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương pháp điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy. 

Theo đó, mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy;

- Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử;

- Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định.


Bệnh án điện tử phải hoàn thành trước 2030 (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, lộ trình thực hiện bệnh án điện tử như sau:

- Giai đoạn 2019 - 2023:

Các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên chủ động nâng cấp hệ thống thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử;

Cơ sở khám, chữa bệnh khác căn cứ vào nhu cầu, năng lực thực tế để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

- Giai đoạn 2024 - 2028:

Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trường hợp chưa triển khai được phải có văn bản báo cáo Bộ Y tế nhưng phải hoàn thành trước ngày 31/12/2030.

Thông tư này được ban hành ngày 28/12/2018, có hiệu lực từ ngày 01/03/2019.

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục