Bầu hòa giải viên cơ sở phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình đồng ý

Bầu hòa giải viên cơ sở phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình đồng ý
(LuatVietnam) Ngày 20/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở, số 35/2013/QH13 với nhiều nội dung mới, đáng chú ý.

Theo đó, nhằm tăng cường dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân được trực tiếp lựa chọn người có uy tín, năng lực làm hòa giải viên, Luật quy định hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố sẽ được bầu theo hình thức biểu quyết công khai; bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các gia đình hoặc phát phiếu lấy ý kiến của các hộ gia đình. Người được công nhận là hòa giải viên ở cơ sở phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như: Là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải, có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư, có khả năng vận động nhân dân, hiểu biết pháp luật; được trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý.

Trong trường hợp số người đạt tiêu chuẩn nêu trên nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp; trường hợp số người được bầu không đủ để thành lập tổ hòa giải thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng.

Ngoài ra, để bảo đảm kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, Luật cũng quy định Ngân sách trung ương sẽ chi bổ sung cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho công tác biên soạn, phát hành tài liệu; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng về hòa giải ở cơ sở; tổng kết, khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở; chi thù lao cho hòa giải viên theo vụ, việc và hỗ trợ các chi phí cần thiết khác cho hoạt động hòa giải…

 Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ có dấu hiệu tham nhũng bị tạm đình chỉ công tác tối đa 90 ngày

Cán bộ có dấu hiệu tham nhũng bị tạm đình chỉ công tác tối đa 90 ngày

Cán bộ có dấu hiệu tham nhũng bị tạm đình chỉ công tác tối đa 90 ngày

Ngày 17/06/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Nghị định này chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc. Trong đó, căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng như: khi có văn bản yêu cầu của cơ quan thanh tra…