Bắt đặt cọc khi tham gia bán hàng đa cấp, phạt từ 3 - 5 triệu đồng

Bắt đặt cọc khi tham gia bán hàng đa cấp, phạt từ 3 - 5 triệu đồng

(LuatVietnam) Người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp sẽ bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng là nội dung nổi bật tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.

Đối với hành vi tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm hoặc đào tạo mà không được thương nhân bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản; lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của thương nhân khác tham gia vào mạng lưới của thương nhân bán hàng đa cấp mà mình đang tham gia; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với hành vi trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp dao động từ 20 - 30 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng tăng mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Cụ thể, từ ngày 05/01/2016, mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trong khi mức phạt cũ là từ 03 - 05 triệu đồng; phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Mức phạt đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu cũng tăng đáng kể, từ 30 - 40 triệu lên 50 - 70 triệu đối với hành vi buôn bán, vận chuyển từ 400 đến dưới 500 bao thuốc lá điếu nhập lậu. Đặc biệt, Nghị định khẳng định, sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán từ 500 bao thuốc lá điếu nhập lậu trở lên; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu/tháng từ 2016

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu/tháng từ 2016

Tăng lương tối thiểu vùng lên 3,5 triệu/tháng từ 2016

Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng…

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Chế độ thai sản với người nhờ và người mang thai hộ

Ngày 11/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó đáng chú ý là những nội dung về chế độ thai sản của lao động mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ…

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Được vay đến 80% để mua nhà ở xã hội

Đây là nội dung rất đáng chú ý tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở thành thị; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu đô thị; cán bộ, công chức, viên chức… sẽ được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê…