Báo chí không được quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa

(LuatVietnam) Ngày 05/04/2016, Luật Báo chí số  103/2016/QH13 đã được Quốc hội chính thức thông qua với 6 Chương, 61 Điều, quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý Nhà nước về báo chí…

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Luật này là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí. Cụ thể, cơ quan báo chí không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án; Tiết lộ thông tin thuộc Danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em…

Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rất cụ thể về quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; trong đó, công dân được phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức và cá nhân khác…

Về điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo, Luật quy định người công tác tại cơ quan báo chí được xét cấp thẻ nhà báo phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên (quy định trước đây là 03 năm trở lên) tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học…

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

·         LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục