Bản tin dành cho Kế toán (tuần từ 08 - 14/5/2023)

Bản tin dành cho kế toán tuần từ 08 - 14/5/2023 gồm các văn bản về nghiệp vụ kế toán, thuế giá trị gia tăng, quản lý tài sản doanh nghiệp.

Sau đây là bảng tổng hợp các văn bản mới cập nhật và văn bản có hiệu lực trong tuần từ 08 - 14/5/2023:

Bản tin dành cho kế toán tuần từ 08 - 14/5/2023

STT

Văn bản

Tóm tắt

Hiệu lực

Nghiệp vụ kế toán

1

Công văn 1483/TCT-KK của Tổng cục Thuế về việc triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp (ID)

Kể từ ngày 10/5/2023, Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế bao gồm dịch vụ Thuế điện tử eTax; eTax Mobile nâng cấp chức năng cho phép người nộp thuế thực hiên:

- Tra cứu nghĩa vụ thuế;

- Hỗ trợ sắp xếp thứ tự thanh toán theo quy định của Luật Quản lý thuế;

- Lập Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước theo mã ID, tra soát, điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước theo mã ID.

Nhằm triển khai quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC , Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc thu nộp thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo mã ID như sau:

- Thứ nhất, triển khai cấp và thông báo mã ID khoản phải nộp cho người nộp thuế.

- Thứ hai, triển khai việc cung cấp thông tin ID khoản phải nộp cho tổ chức phối hợp thu.

- Thứ ba, triển khai hướng dẫn sử dụng ID khoản phải nộp.

24/4/2023

Thuế giá trị gia tăng

2

Công văn 1454/TCT-CS của Tổng cục Thuế về chính sách thuế

Trường hợp doanh nghiệp chế xuất mua hàng hóa từ các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa không làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa xuất hóa đơn bắn ra cho doanh nghiệp chế xuất với thuế suất thuế giá trị gia tăng là 8% hoặc 10% thì:

- Đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: Nếu khoản chi không đáp ứng điều kiện là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và không có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuộc diện không phải làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC: nếu khoản chi đáp ứng điều kiện là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản giá trị hàng hóa, dịch vụ.

21/04/2023

Quản lý tài sản doanh nghiệp

3

Thông tư 23/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

1. Tài sản được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn 2 điều kiện:

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên

2. 03 loại tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) phải trích khấu hao bao gồm:

- Tài sản cố định tại ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

-  Tài sản cố định tại ĐVSNCL thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định

- Tài sản cố định tại ĐVSNCL không thuộc các tài sản nêu trên được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới

3. 04 loại tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao:

- Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP

- Tài sản cố định đặc thù theo quy định

- Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được

- Tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được

10/06/2023

Bảo hiểm vi mô

4

Nghị định 21/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô

1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:

- Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

- Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên.

- Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án.

- Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm 10 loại giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo mẫu.

- Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.

- Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số vốn thành lập đã được gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng…

3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải luôn duy trì tối thiểu 1.000 thành viên tham gia bảo hiểm vi mô sau 06 tháng kể từ thời điểm cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

- Trường hợp số lượng thành viên dưới 1.000 người trong 06 tháng liên tục, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân và phương án khắc phục, thời hạn thực hiện phương án khắc phục.

- Sau 06 tháng kể từ thời điểm báo cáo, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động nếu tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng số lượng thành viên theo phương án đã báo Bộ Tài chính.

05/05/2023

Trên đây là bản tin dành cho kế toán tuần từ 08 - 14/5/2023 do LuatVietnam tổng hợp, nếu các kế toán có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục