Ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP)

(LuatVietnam) Ngày 09/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP).

Lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; y tế (bệnh viện); môi trường (nhà máy xử lý chất thải); các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Vốn đầu tư thực hiện các Dự án theo mô hình PPP của khu vực tư nhân gồm vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế và các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án; Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại, các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Trình tự thủ tục tiến hành lập, đầu thầu, ký hợp đồng, cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án được quy định cụ thể trong Quy chế này.
 
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đầu tư theo hình thức PPP là hình thức đầu tư được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công. Hơn thế nữa, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, cần xây dựng chính sách nhằm khuyến khích đầu tư theo các hình thức mới để huy động tối đa các nguồn vốn từ xã hội cho phát triển hạ tầng. Mặt khác Chính phủ cũng đã có Nghị định về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT, nhiều dự án cũng đã triển khai theo các hình thức này, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
 
Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành kỳ vọng sẽ đem lại nhiều hiệu quả đầu tư vào các Dự án quan trọng tầm cỡ quốc gia, đặc biệt là đầu tư FDI.

Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2011, đồng thời Quy chế được thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 năm kể từ ngày có hiệu lực cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư thay thế Quy chế này.
  • LuậtViệtnam 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Thẻ thanh tra từ ngày 15/6/2024

Ngày 26/4/2024, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định về mẫu Thẻ thanh tra và việc cấp, quản lý, sử dụng Thẻ thanh tra.