Ngoài ra tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Nghị định này và tại các văn bản luật, Pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.
Các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này gồm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá Vệt nam; tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Những hàng hoá không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là: Bất động sản; hàng hoá tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hoá quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu; quà biếu, tặng; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển. Ngoài các đối tượng quy định trên, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, cơ quan quản lý của Nhà nước về nhãn hàng hoá sẽ đề xuất bổ sung.
Bộ Khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về nhãn hàng hoá trên phạm vi cả nước.
Các cơ quan Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Quản lý chất lượng hàng hoá, Thanh tra chuyên ngành các cơ quan khác trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luất về nhãn hàng hoá được quyền xử lý theo theo quy định của pháp luật hiện hành.
Â
(Theo HNM)