Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DVĐN). Theo đó, chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DVĐN mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này và doanh nghiệp đó không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác ngoài DVĐN.

Loại hình kinh doanh DVĐN là một nhu cầu thực tế, thiết yếu của xã hội vì nợ đã được coi như một thứ hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Đây là nhu cầu thực tế của xã hội và đang trở nên thường xuyên với nhiều tổ chức, cá nhân đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có mạng lưới khách hàng rộng lớn. Với 6 chương và 29 Điều, Nghị định 104/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ từ cấp phép đến hình thức hoạt động của một ngành dịch vụ được cho là khá mới mẻ và nhạy cảm này.

Đối tượng thu nợ quy định rõ ràng

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP, DVĐN chỉ được thực hiện đối với các khoản nợ đã quá hạn thanh toán phát sinh trong giao dịch dân sự và phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, các khoản nợ của chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị , đơn vị vũ trang nhân dân hoặc nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác sẽ không nằm trong đối tượng thực hiện của DVĐN.

Doanh nghiệp kinh doanh DVĐN chỉ thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền. Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện DVĐN theo hợp đồng ký kết, nếu xảy ra mất mát, hư hỏng phải có trách nhiệm bồi thường.

Đối với chủ nợ hoặc khách nợ không được phép ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh DVĐN thực hiện các hoạt động vượt quá quyền được pháp luật công nhận.

Tại mục 2 Điều 11 Nghị định 104/2007/NĐ-CP, nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh DVĐN thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân... của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân có liên quan. Doanh nghiệp tuyệt đối không được sử dụng các thông tin có được từ chủ nợ và khách nợ để gây bất lợi cho họ.

Điều kiện kinh doanh DVĐN được yêu cầu cao và phù hợp thực tế

Theo nội dung của Nghị định nói trên mức vốn pháp định đối với ngành nghề DVĐN là 2 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh DVĐN khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thỏa mãn điều kiện: trong 3 năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVĐN đã bị thu hồi Giấy chứng nhận.

Đây là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải thực sự cương quyết và minh bạch khi cho phép kinh doanh hoạt động này.

Nghị định 104/2007/NĐ-CP ra đời đã đáp ứng nhu cầu chính đáng về dịch vụ đòi nợ trong sự phát triển kinh tế hiện nay, có tác dụng ngăn chặn, hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng đòi nợ thuê bất hợp pháp, chấm dứt tình trạng núp bóng doanh nghiệp để vi phạm pháp luật. Trên hết Nghị định 104/2007/NĐ-CP sẽ đảm bảo cho hoạt động DVĐN được tiến hành đúng pháp luật, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của xã hội.

 

. (Luật Việt Nam)

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, nhiều chế tài mới được áp dụng trong xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, nhằm khắc phục tình trạng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm các chính sách thuế, đồng thời bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính.

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đây là một trong những quy định của dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành ở TW và các địa phương. Theo đó, mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải được phát hiện ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng và bị đình chỉ, đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý để hạn chế tối đa lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản. Theo đó, Nghị định mới tuy dung lượng không bằng Nghị đinh 181 nhưng giải quyết được rất nhiều vấn đề cụ thể đang "mắc" trong triển khai thi hành Luật Đất đai, rất cần thiết cho việc thúc đẩy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.