Ban hành Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế

Nghị định 132/2007/NĐ-CP: Tinh giản biên chế phải được thực hiện công khai, dân chủ không xáo trộn lớn đến tư tưởng đời sống cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 8/8, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2007/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế (TGBC). Theo đó, việc TGBC phải được thực hiện theo một số nguyên tắc như công khai, dân chủ không làm ảnh hưởng, xáo trộn lớn đến tư tưởng, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và không áp dụng chính sách TGBC đối với những người vì lý do cá nhân xin được vận dụng chính sách này.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định 132/2007/NĐ-CP là để thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội.

Trình tự thực hiện TGBC chặt chẽ và khoa học

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai TGBC phải tuân thủ theo 7 trình tự đã được quy định rõ tại Điều 4 Nghị định số 132/2007/NĐ-CP:

Phối hợp với tổ chức công đoàn trong cơ quan, đơn vị, phổ biến, quán triệt chính sách TGBC đến cán bộ thuộc quyền quản lý;

Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ để định rõ những nhiệm vụ không còn phù hợp để loại bỏ, nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác;

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải sắp xếp lại các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo hướng thu gọn đầu mối, bỏ khâu trung gian, gắn liền với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính;

Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở xác định cơ cấu, số lượng cán bộ và lựa chọn những người có năng lực, phẩm chất để đưa vào quy hoạch ổn định, lâu dài;

Xây dựng Đề án TGBC trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng TGBC theo định kỳ 6 tháng/lần trong năm;

Thanh toán chế độ, chính sách cho đối tượng TGBC theo đúng quy định của pháp luật.

Chính sách TGBC công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động

Đối với những cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng TGBC về hưu trước tuổi, nam từ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi, nữ từ 50 đến đủ 54 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 20 năm trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí  còn được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

Tại Điều 6 Nghị định số 132/2007/NĐ-CP quy định chi tiết chính sách đối với những người thuộc đối tượng TGBC chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Theo đó, người lao động thuộc thuộc đối tượng này được hưởng trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng và được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với những cán bộ, công chức thôi việc thuộc đối tượng TGBC xin thôi việc ngay hoặc thôi việc sau khi đi học đều được hưởng những ưu đãi riêng biệt, đảm bảo cho người lao động không bị thiệt thòi.

Cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc bầu cử.

 

. (Luật Việt Nam)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.