Ban hành 2 Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng

Ngày 20/10/2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 2 Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng. 2 Thông tư này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Theo Thông tư số 23/2008/TT-BLĐTBXH, công ty có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn vùng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó.

 

Công ty bảo đảm các điều kiện sau: Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới); Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân… được áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng để tính đơn giá tiền lương, nhưng tối đa hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,34 lần so với mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, nếu công ty có lợi nhuận cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần…

 

Đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vồn điều lệ nếu có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề… thì được lựa chọn áp dụng cao hơn mức tối thiểu vùng (không hạn chế mức tối đa).

 

Cùng ngày, Thông tư số 24/2008/TT-BLĐTBXH cũng được ban hành hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê muớn lao động.

 

Thông tư quy định: doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ được pháp luật quy định như: tiền lương trả khi làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại…

 

Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng.

 

Đối với các công ty cổ phần và công ty TNHH 02 thành viên trở lên được chuyển đổi từ công ty nhà nước đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định đối với công ty nhà nước thì áp dụng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng để trả lương cho người lao động.

 

. (Luật Việt Nam)

 

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục