Theo đó, kể từ ngày 01/01/2009, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường ở các doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động được chia thành các vùng như sau: Mức 800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội; các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Mức 740.000 đồng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh; các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, an Dương thuộc thành phố Hải Phòng; Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh…
Mức 690.000 áp dụng cho các thành phố trực thuộc tỉnh.
Các doanh nghiệp hoạt động trên các các địa bàn còn lại áp dụng mức 650.000 đồng…
Cùng ngày, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 111/2008/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. 2 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện từ ngày 01/01/2009 với các mức tương ứng với vùng như sau:
Mức 1.200.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và thành phố Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội, các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh (địa bàn này quy định trước đây là 01 triệu đồng).
Mức 1.080.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thành phố Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội; các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương thuộc thành phố Hải Phòng; các quận và các huyện thuộc thành phố Đà Nẵng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (trước đây: 900.000 đồng).
Mức 950.000 đồng áp dụng ở các thành phố trực thuộc tỉnh; Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng…
Các doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại sẽ áp dụng mức 920.000 đồng...
Mức thu phí đối với cơ sở xả khí thải thuộc/không thuộc đối tượng phải quan trắc từ 05/01/2025
Được quy định tại Nghị định 153/2024/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024.
Đã có Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải được Chính phủ ban hành ngày 21/11/2024.
CSGT được trang bị thiết bị thông minh hỗ trợ từ 01/01/2025
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư 69/2024/TT-BCA quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT).
Quy định phân công chỉ huy, điều khiển giao thông tại nút giao thông từ 01/01/2025
Thông tư 69/2024/TT-BCA của Bộ Công an về chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đã được ban hành ngày 12/11/2024.
Nội dung đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế GTGT
Công văn 12477/BTC-CST của Bộ Tài chính về việc lập đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được ban hành ngày 14/11/2024.