Không phân biệt bác sĩ làm việc ở tuyến trên với tuyến dưới

Đây là nội dung đáng chú ý nêu tại Thông tư 35/2019/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/12/2019 về phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám chữa bệnh.

Theo đó, một trong những nguyên tắc nổi bật trong việc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề khám chữa bệnh là không phân biệt bác sĩ làm việc ở tuyến trên với bác sĩ làm việc tại tuyến dưới, bác sĩ mới được cấp chứng chỉ hành nghề hay đã làm việc lâu năm.

Không phân biệt bác sĩ làm việc ở tuyến trên với tuyến dưới
Không phân biệt bác sĩ làm việc ở tuyến trên với tuyến dưới (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, việc xác định phạm vi hoạt động này còn dựa theo các nguyên tắc:

- Bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh và an toàn cho người bệnh;

- Phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

- Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại tuyến huyện, xã, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn…

Đồng thời, với từng đối tượng hành nghề khám chữa bệnh, Thông tư quy định phạm vi cụ thể như sau:

- Bác sĩ y học dự phòng: Khám, phát hiện và xử trí các bệnh thông thường, xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

- Y sĩ tuyến xã: Tham gia sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục