Áp thuế 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Campuchia

Áp thuế 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Campuchia
(LuatVietnam) Ngày 18/05/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 68/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế xuất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% phải đáp ứng 02 điều kiện là: Có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền Campuchia cấp và Thông quan qua 17 cặp cửa khẩu trong Bản thỏa thuận giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia.
Hàng hóa áp dụng hạn ngạch, để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên còn phải đảm bảo các quy định về hạn ngạch theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Trong đó, tổng định lượng cho thóc, gạo được tính theo tỷ gạo và tỷ lệ quy đổi từ thóc ra gạo là 2kg thóc bằng 1kg gạo.
 
Trường hợp mặt hàng thóc, gạo các loại nhập khẩu vượt quá số lượng hạn ngạch quy định thì sẽ áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt CEPT hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường theo quy định hiện hành.
 
Cũng theo Thông tư này, hàng hóa nông sản chưa chế biến (trừ các mặt hàng gạo, thóc các loại và lá thuốc lá khô) do các doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ đầu tư, trồng tại các tỉnh của Campuchia giáp biên giới Việt Nam nhập khẩu đề làm nguyên liệu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam, nếu đảm bảo các điều kiện quy định nêu trên thì được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Bản thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia từ ngày 01/11/2010 trở đi; bãi bỏ Quyết định số 08/2008/QĐ-BTC ngày 30/01/2008.
 
Các ưu đãi thuế đối với lượng hạn ngạch thuế quan thóc và gạo các loại, thuốc lá khô của năm 2010 được áp dụng từ ngày 01/11/2010 đến ngày 31/12/2010, của năm 2011 được áp dụng từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tăng mức phạt xe lắp đặt còi vượt quá âm lượng lên 3 triệu đồng

Tăng mức phạt xe lắp đặt còi vượt quá âm lượng lên 3 triệu đồng

Tăng mức phạt xe lắp đặt còi vượt quá âm lượng lên 3 triệu đồng

Ngày 16/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, hành vi điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định sẽ bị phạt từ 2 đồng đến 3 triệu đồng thay vì mức phạt trước đây chỉ từ 300.000 đến 500.000 đồng. Đối với xe không có dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi (nếu có quy định phải có những thiết bị đó) sẽ bị xử phạt vi phạm từ 300.000 đến 500.000 đồng...

Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên

Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên

Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên

Ngày 13/05/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2011/TT-BTC quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện. Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên phải là doanh nghiệp có độ rủi ro thấp nhất, đáp ứng đủ 07 điều kiện, trong đó: Có quá trình tuân thủ pháp luật hoặc đã có sai phạm nhưng chỉ bị xử phạt hành chính không quá 03 lần với mức phạt mỗi lần không quá 20 triệu; Có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn; Thực hiện chế độ kế toán minh bạch; Hoạt động kinh doanh có hiệu quả...

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế (TCT) và Tổng cục Hải quan (TCHQ) giai đoạn 2011-2015. Theo đó, kinh phí hoạt động của TCT và TCHQ được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội quyết định. Nguồn kinh phí trên được phân bổ và giao dự toán cho TCT và TCHQ đảm bảo: Chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao...

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Thủ tướng đã có Chỉ thị số 734/CT-TTg về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC (là gói thầu tư vấn, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) trong đó có nhiều chính sách bảo vệ các nhà thầu EPC trong nước. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo đối với các gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế mà phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước; đối với phần thiết bị, công nghệ trong nước không sản xuất được thì có thể tách phần thiết bị công nghệ thành một gói thầu riêng...