Áp mức phạt gấp 02 nếu hàng giả là lương thực thực phẩm

Áp mức phạt gấp 02 nếu hàng giả là lương thực thực phẩm
(LuatVietnam)Ngày 10/01/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Theo đó, hình thức phạt tiền sẽ được áp dụng xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, tính chất và mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm với mức tiền phạt từ 100.000 - 70.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả; từ 200.000 - 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả. Riêng đối với hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi; phụ gia thực phẩm, hóa mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm...hoặc tem, nhãn, bao bì giả của các loại hàng hóa này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị áp mức phạt gấp 02 lần mức tiền phạt thông thường nhưng không quá mức tối đa nêu trên.
Cũng theo Nghị định này, Chính phủ quy định cụ thể các hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, tiêu biểu như: Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, phạt tiền từ 500.000 - 50.000.000 đồng tùy theo giá trị số lượng hàng thật tương đương; đồng thời áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề..; buộc tiêu hủy hàng giả; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc nộp lại số tiền thu được từ buôn bán hàng giả vào ngân sách Nhà nước...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013 và bãi bỏ các quy định trước đó trái với nôi dung quy định tại Nghị định này.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đến 2015, giảm công suất sử dụng giường bệnh xuống dưới 100%

Đến 2015, giảm công suất sử dụng giường bệnh xuống dưới 100%

Đến 2015, giảm công suất sử dụng giường bệnh xuống dưới 100%

Đây là mục tiêu được đề ra tại Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013. Cụ thể, Đề án chỉ rõ mục tiêu cần đạt được là đến năm 2015, giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viên có công suất sử dụng giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%...

Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách

Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách

Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách

Đây là nội dung được nhấn mạnh tại Nghị định số 04/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 07/01/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Theo Nghị định này, công chứng viên phải hành nghề chuyên trách, không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các chức danh tư pháp như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tư pháp khác...

Có thể khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh

Có thể khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh

Có thể khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh

Ngày 24/12/2012, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 32/2012/TT-BYT quy định về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam. Theo quy định tại Thông tư này, người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam phải thực hiện việc khai báo y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó, nhưng không sớm hơn 07 ngày.