Ngày 10/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Nghị định quy định rõ các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức nhẹ nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là 40 triệu đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ 3-6 tháng; tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 - 6 tháng; đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bị phạt đến 3 triệu đồng và buộc về nước khi ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng. Trường hợp sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng và bị buộc về nước. Ngoài ra người lao động vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại và mọi chi phí phát sinh do mình gây ra và tùy theo từng trường hợp sẽ cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2-5 năm.
. (Luật Việt