Áp “biên độ” mới cho phí môi giới chứng khoán

Áp “biên độ” mới cho phí môi giới chứng khoán
(LuatVietnam) Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 38/2011/TT-BTC (Thông tư 38) quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán.
Theo đó, phí môi giới mua, bán chứng khoán (áp dụng cho cả chứng khoán đăng ký giao dịch tại UPCOM) đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mà các công ty chứng khoán thu là từ 0,15% đến 0,5% giá trị giao dịch, với trái phiếu là 0,02 % đến 0,1% giá trị giao dịch.
 
Trước đây, mức phí môi giới giao dịch được ban hành trong Thông tư số 01/2000/TT-UBCK1 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước qui định phí dịch vụ môi giới (hoa hồng môi giới) mua, bán chứng khoán với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mà các công ty chứng khoán thu tối đa không quá 0,75% trị giá giao dịch; với trái phiếu thì tối đa không quá 0,5% trị giá giao dịch.
 
Tuy nhiên, sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2000/TT-UBCK1 để sửa đổi cho Thông tư 01 với phí dịch vụ môi giới (hoa hồng môi giới) mua, bán chứng khoán đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư tối đa không quá 0,5% và trái phiếu tối đa không quá 0,15% trị giá giao dịch.
 
Như vậy, so với các quy định trước đó, Thông tư 38 của Bộ Tài chính đã tạo ra một “biên độ” mới cho phí giao dịch chứng khoán. Việc sửa đổi này có thể hiểu là Bộ Tài chính áp cơ chế “sàn” trong phí môi giới, qua đó giới hạn việc cạnh tranh phí giữa các thành viên.
 
Cũng theo Thông tư này, phí bảo lãnh phát hành được quy định là từ 0,5% đến 2% tổng giá trị bảo lãnh phát hành đối với cổ phiếu; phí quản lý quỹ đầu tư tối đa 2%/giá trị tài sản ròng của quỹ hoặc giá trị tài sản ròng của danh mục/năm. Phí phát hành chứng chỉ quỹ giao động từ 1 - 2%/vốn huy động, tùy thuộc vào giá trị chứng chỉ quỹ phát hành trong 01 đợt.
 
Các loại phí hoạt động chứng khoán nêu trên áp dụng tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế đối với các khoản thu phí này theo quy định và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi nộp thuế…
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2011 và thay thế các Thông tư số 01/2000/TT-UBCK1 ngày 17/4/2000, số 02/2000/TT-UBCK1 ngày 14/11/2000.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vốn điều lệ trên 01 tỷ được tự in hóa đơn

Vốn điều lệ trên 01 tỷ được tự in hóa đơn

Vốn điều lệ trên 01 tỷ được tự in hóa đơn

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 08/2/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.Theo đó, điểm a và b khoản 1 Điều 6 Thông tư 153 được sửa đổi theo hướng mở rộng các đối tượng được tạo hóa đơn tự in. Cụ thể, một trong những đối tượng được tạo hóa đơn tự in là doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 01 tỷ đồng trở lên...

Quà biếu dưới 5 triệu không phải làm thủ tục xét miễn thuế

Quà biếu dưới 5 triệu không phải làm thủ tục xét miễn thuế

Quà biếu dưới 5 triệu không phải làm thủ tục xét miễn thuế

Ngày 16/3/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 36/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sân Nhất thực hiện. Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu do Chi cục Hải quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Cầu Treo...

Từ 01/05, chính thức sử dụng hóa đơn điện tử

Từ 01/05, chính thức sử dụng hóa đơn điện tử

Từ 01/05, chính thức sử dụng hóa đơn điện tử

Ngày 14/3/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Theo quy định trong Thông tư này, hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa dịch vụ và được lưu giữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu giữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử...

Nộp thuế GTGT 2% trên doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau

Nộp thuế GTGT 2% trên doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau

Nộp thuế GTGT 2% trên doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ viễn thông (DVVT). Trong đó, cơ sở kinh doanh DVVT có kinh doanh DVVT cước trả sau khác tỉnh, thành phố thì thực hiện khai, nộp thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính (hoặc cả tại cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính và nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc). Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% trên doanh thu chưa có thuế GTGT...