9 đối tượng được miễn học phí

9 đối tượng được miễn học phí
(LuatVietnam) Theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, các đối tượng sau đây được miễn học phí: người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật, trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng và người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên); học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

LuậtViệtnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu

Điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu

Điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng dầu

Ngày 19/4/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2010/TT-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710 quy định tại Danh mục mức thuế suất của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BTC ngày 26/01/2010 của Bộ Tài chính thành mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới quy định tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này.

Không được trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc

Không được trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc

Không được trùng tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc

(LuatVietnam) Quy định nói trên được thực hiện kể từ ngày 01/01/2011 theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/4/2010. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Kể từ ngày 01/01/2011, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31/12/2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cho vay không có bảo đảm đến 500 triệu đồng

Cho vay không có bảo đảm đến 500 triệu đồng

Cho vay không có bảo đảm đến 500 triệu đồng

(LuatVietnam) Kể từ ngày 01/6/2010, việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại có thể lên đến tối đa 500 triệu đồng theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định này, các lĩnh vực cho vay gồm có: cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn; cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn và cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

6 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô

Tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010, Chính phủ đã đưa ra 6 giải pháp nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Đó là các giải pháp: tập trung kiềm chế lạm phát; thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội.