7 trường hợp quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép

Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 14/09/2018.

7 trường hợp quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép

Khi nào quỹ tín dụng nhân dân bị thu hồi Giấy phép? (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư này, có 07 trường hợp phải thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân, gồm:

- Quỹ tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

- Hồ sơ đề nghị cấp phép của Quỹ có thông tin gian lận để đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

- Quỹ hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;

- Quỹ vi phạm nghiêm trọng quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

- Quỹ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Quỹ bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;

- Quỹ hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Đã có Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi mức hưởng trợ cấp, phụ cấp, chế độ ưu đãi người có công

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 77/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP.