7 tiêu chí phân loại phim vào nhóm phim 18+

Ngày 05/4/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định tiêu chí phân loại phim và thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo.

Theo Thông tư 05, nhóm T18 (18+) gồm các loại phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên.

Tiêu chí xếp vào nhóm T18 bao gồm:

- Chủ đề, nội dung

  • Nội dung đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung phim...
  • Các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài...

- Bạo lực

  • Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả bạo lực tác động đến người xem ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức;
  • Miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung phim.

- Khỏa thân, tình dục

  • Có thể có hình ảnh khỏa thân toàn bộ cơ thể người ở mức độ trung bình, không có thời lượng kéo dài, không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung phim nhưng không lạm dụng;
  • Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục.
Tiêu chí phân loại phim phổ biến cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
Tiêu chí phân loại phim phổ biến cho người từ đủ 18 tuổi trở lên (Ảnh minh họa)

- Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ liên quan đến ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện, không được miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.

- Kinh dị

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người xem.

- Ngôn ngữ thô tục

  • Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với phim mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục;

  • Đối với phim đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung phim.

- Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

  • Khi nội dung phim chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn;

  • Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người xem ở mức độ trung bình.

Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/5/2023.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ 01/5/2024

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2023/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định 195/2013/NĐ-CP.