6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

6 phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu
(LuatVietnam) Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong đó, trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 06 phương pháp xác định trị giá tính thuế bao gồm: Phương pháp trị giá giao dịch; Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt; Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự; Phương pháp trị giá khấu trừ; Phương pháp trị giá tính toán và Phương pháp suy luận. Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.

Thông tư cũng quy định: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế phù hợp với các chứng từ có liên quan. Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu.

Đối với hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hàng hoá thoả thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hoá đã xuất khẩu, thì người khai hải quan khai báo giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giá chính thức và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá…

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký; thay thế Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính, Điều 21 Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 và các văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính trái với Thông tư này.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/01/2011, cấp thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh

Từ 01/01/2011, cấp thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh

Từ 01/01/2011, cấp thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh

Ngày 10/12/2010, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có văn bản số 5463/BHXH-CST gửi bảo hiểm các tỉnh, thành phố và các ban ngành liên quan về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo đó, từ ngày 01/01/2011 tạm ngừng mọi hình thức cấp thẻ BHYT có ảnh (kể cả in ảnh và dán ảnh đóng dấu nổi trên thẻ BHYT cá nhân hay thẻ hộ gia đình). Thẻ BHYT cấp trước thời điểm 31/12/2010, còn giá trị sử dụng từ ngày 01/01/2011 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn ghi trên thẻ BHYT...

Năm 2011 sẽ quy định cụ thể việc cấp phép thành lập cơ sở bán lẻ

Năm 2011 sẽ quy định cụ thể việc cấp phép thành lập cơ sở bán lẻ

Năm 2011 sẽ quy định cụ thể việc cấp phép thành lập cơ sở bán lẻ

Theo Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Nghị quyết 59/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2010; thương nhân khi tham gia hoạt động Nhượng quyền thương mại sẽ không phải đăng ký (kể cả hoạt động Nhương quyền trong nước hay Nhượng quyền từ Việt Nam ra ngước ngoài) thay vào đó, doanh nghiệp hàng năm sẽ phải báo cáo tình hình thực hiện. Một điểm đáng chú ý khác là Nghị quyết yêu cầu đổi tên thủ tục “Cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ” thành thủ tục “Chấp thuận cấp Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ” ...

Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa là 60 ngày

Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa là 60 ngày

Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa là 60 ngày

Điều này được ghi nhận trong Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vị chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ. Nghị quyết nêu rõ: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính. Đối với thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu ở các cấp bộ, tỉnh, huyện, xã; người có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý giải quyết trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại...

Giảng viên dạy tối đa 550 giờ chuẩn/năm

Giảng viên dạy tối đa 550 giờ chuẩn/năm

Giảng viên dạy tối đa 550 giờ chuẩn/năm

Theo quy định tại Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/12/2010, khung giờ chuẩn giảng dạy cho các môn đối với Giáo sư và giảng viên cao cấp là 360 giờ, Phó giáo sư và giảng viên chính là 320 giờ, Giảng viên là 280 giờ; khung giờ chuẩn giảng dạy môn Giáo dục thể chất tại các trường không chuyên đối với Giáo sư và giảng viên cao cấp là 500 giờ, Phó giáo sư và giảng viên chính là 460 giờ, Giảng viên là 420 giờ. Trong cùng chuyên ngành, giảng viên có mức lương cao hơn thì có số giờ chuẩn nhiều hơn và không quá 400 giờ chuẩn, đối với giảng viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất ở các trường không chuyên không quá 550 giờ chuẩn...