6 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022 đã quy định 06 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình.

Cụ thể, Điều 19 Luật này nêu ra các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi mà người bị bạo lực gia đình học;

- Trưởng thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Tổ trưởng tổ dân phố khu dân cư nơi xảy ra bạo lực gia đình.;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình;

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (hiện nay chưa có tổng đài này).

Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến các địa chỉ trên thực hiện theo hình thức: Gọi điện, nhắn tin, gửi đơn, gửi thư hoặc trực tiếp báo tin.

6 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình
6 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)

Theo Điều 24, khi có thông tin về bạo lực gia đinh và được phân công giải quyết vụ việc, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người thực hiện hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở để làm rõ thông tin và giải quyết trong trường hợp:

- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người cao tuổi, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân là người bị bạo lực gia đình.

- Có căn cứ về việc bạo lực gia đình đã hoặc có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của nạn nhân.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có hiệu lực từ 01/7/2023.

Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192  để được LuatVietnam tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục