5 trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ xử lý rủi ro

Ngày 26/8/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 57/2019/TT-BTC hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ xử lý rủi ro
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ xử lý rủi ro (Ảnh minh họa)


Cụ thể 05 trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét xử lý rủi ro như sau:

- Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng bị phá sản;

- Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký;

- Khách hàng có khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) theo kết quả phân loại nợ.

Khi gặp các rủi ro này, Quỹ bão lãnh tín dụng sẽ thực hiện một hoặc một số biện pháp: Cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ); khoanh nợ; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ, xóa nợ lãi; xóa nợ gốc.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Đây là nội dung tại Thông báo 501/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp rà soát dự thảo các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ