Theo đó, tại Điều 6 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về 4 phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như sau:
(1) Phương pháp tiêu chuẩn: căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng các định mức lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất đối với từng công việc, làm cơ sở tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
(2) Phương pháp thống kê tổng hợp: căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và thực tế giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
(3) Phương pháp phân tích thực nghiệm: thực hiện tổ chức khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc; căn cứ kết quả khảo sát, thực nghiệm để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
(4) Phương pháp so sánh: căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
Điều 4 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT cũng đã quy định về việc phân loại định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục được:
- Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền ban hành
- Phân loại theo nhóm dịch vụ sự nghiệp công
Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT được ban hành ngày 31/10/2024; hiệu lực từ ngày 16/12/2024.