3 trường hợp phải cách ly người bị hại với bị cáo

Nội dung này được thể hiện tại Thông tư 02/2018/TT-TANDTC do Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 21/09/2018.

Theo đó, trong quá trình xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phải cách ly người bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo trong 03 trường hợp sau:

- Những vụ án có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán;

- Những vụ án có người bị hại là ngưới dưới 10 tuổi;

- Những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc người đại diện của họ và Hội đồng xét xử xét thấy cần phải cách ly để bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi.

3 trường hợp phải cách ly người bị hại với bị cáo

3 trường hợp Tòa án phải cách ly người bị hại với bị cáo (Ảnh minh họa)


Trong quá trình xét xử, người bị hại tham gia phiên tòa ở trong phòng cách ly. Thông tin về diễn biến phiên toàn được truyền qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh.

Người đại diện, người giám hộ, chuyên gia hoặc cán bộ tâm lý - xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em phải có mặt ở phòng cách ly để hỗ trợ người bị hại tham gia phiên tòa.

Cũng theo Thông tư này, việc xét xử bị cáo dưới 18 tuổi có thể sẽ được thực hiện tại Phòng xét xử thân thiện; khi đó, Thẩm phán không mặc áo choàng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.