3 biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa

(LuatVietnam) Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa đã được Chính phủ ban hành ngày 08/03/2018.

Nghị định này quy định, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể áp dụng các biện pháp chống gian lận xuất xứ đối với 03 trường hợp:

Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong 03 tháng, kể từ lần đầu tiên thương nhân đăng tải các thông tin, dữ liệu không liên quan đến cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử.

Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong 06 tháng, kể từ ngày phát hiện thương nhân sử dụng chứng từ giả hoặc kê khai gian lận khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận.


Áp dụng 3 biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa (Ảnh minh họa)

Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và tạm dừng cấp trong 06 tháng, kể từ ngày thương nhân không hợp tác, không cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ hoặc cung cấp sai thông tin chứng minh xuất xứ hàng hóa khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận tiến hành hậu kiểm.

Ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu trên, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận có thể áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 08/03/2018.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục