3 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, vì lợi ích chung

Đây là nội dung quy định tại Nghị định 73/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được bảo vệ.

Cụ thể, cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là hoàn thành thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan.
3 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, vì lợi ích chung
3 biện pháp bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, vì lợi ích chung (Ảnh minh họa)

Cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với các trường hợp nêu trên để áp dụng biện pháp bảo vệ cán bộ.

Nghị định 73/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/9/2023.

Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục