13 Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 sắp hết hiệu lực

Ngày 14/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn các quy định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.


13 nghi dinh huong dan bo luat lao dong 2012 het hieu luc

13 Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 hết hiệu lực từ 02/2021 (Ảnh minh họa)


Nội dung này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 114 Nghị định 145/2020. Theo đó, kể từ ngày 01/02/2021, 13 Nghị định hướng dẫn chi tiết các quy định của BLLLĐ năm 2012 sẽ chính thức hết hiệu lực. Cụ thể:

STT

Nghị định

1

Nghị định 41/2013/NĐ-CP về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

2

Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng lao động.

3

Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

4

Nghị định 46/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tranh chấp lao động.

5

Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương.

6

Nghị định 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn về việc làm.

7

Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn về lao động là người giúp việc gia đình.

8

Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ.

9

Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với lao động nữ.

10

Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương.

11

Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ.

12

Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

13

Nghị định 29/2019/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 54 BLLĐ về cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Sự thay thế này xuất phát từ việc năm 2021 tới đây, BLLĐ năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2020 để kịp thời điều chỉnh các quy định của Bộ luật mới.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Trả thêm lương cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm đủ 8 tiếng/ngày

Không chỉ lao động nữ không nghỉ trong ngày hành kinh được nhận thêm tiền lương, mà lao động nữ có con dưới 12 tháng tuổi không nghỉ 60 phút mỗi ngày cũng được hưởng quyền lợi này, theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động vừa được ban hành.