12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí
(LuatVietnam) Ngày 30/06/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 gồm 6 chương, 38 điều quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.
Theo Pháp lệnh, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí (trừ vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ). Nghiêm cấm các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức…

Pháp lệnh cũng quy định, chỉ có 05 đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng là: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; Dân quân tự vệ; Kiểm lâm, lực lượng chống buôn lậu Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu và An ninh hàng không.
 
Bên cạnh đó, 04 đối tượng được trang bị vũ khí thể thao là: Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao; Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh; Tổ chức khác có nhu cầu trang bị vũ khí thể thao để tập luyện, thi đấu thể thao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, cấp phép hoạt động.
 
Quy định nổ súng là quy định đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ người được trang bị vũ khí đang thi hành công vụ, quyền sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
 
Do đó, Pháp lệnh chỉ cho phép nổ súng khi đối tượng đang dùng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang dùng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng, mục tiêu quan trọng; đối tượng thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; động vật đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác…  
 
Việc sử dụng vũ khí thô sơ khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân và phòng vệ chính đáng phải bảo đảm an toàn, đúng đối tượng và đúng mục đích.
 
Cũng theo Pháp lệnh này, tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào hoặc khi phát hiện, nhặt được vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải khai báo, giao nộp cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Ngày 18/07/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Đối tượng cố phần hóa là công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên (TNHH1TV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; công ty TNHH1TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty TNHH1TV...

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Từ 15/8, điều chỉnh lại giá thu tiền sử dụng đất

Kể từ ngày 15/08/2011, giá đất tính thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được điều chỉnh lại. Đây là quy định mới đã được Bộ Tài chính ban hành trong Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/06/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 về thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất được giao tại thời điểm có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Nghiêm cấm Công an xã dừng xe, kiểm soát trên quốc lộ, tỉnh lộ

Nghiêm cấm Công an xã dừng xe, kiểm soát trên quốc lộ, tỉnh lộ

Nghiêm cấm Công an xã dừng xe, kiểm soát trên quốc lộ, tỉnh lộ

Từ ngày 15/08/2011, lực lượng Công an xã được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông như: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh… Tuy nhiên, nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Đây là quy định trong Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/07/2011 quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết...

Giảm thuế nhập khẩu hạt điều xuống còn 3%

Giảm thuế nhập khẩu hạt điều xuống còn 3%

Giảm thuế nhập khẩu hạt điều xuống còn 3%

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 102/2011/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi mặt hàng đào lộn hột (hạt điều). Theo đó, kể từ ngày 25/8/2011, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hạt điều, chưa bóc vỏ, thuộc mã số 0801.31.00.00 quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính giảm từ 5% xuống 3%. Nguồn tin từ Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, hiện sản lượng điều trong nước chỉ đáp ứng được một nửa công suất phục vụ chế biến, còn lại phải dựa vào nguồn nhập khẩu...