11 nội dung kiểm tra chung cư mini, nhà trọ tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 234/KH-UBND tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội.

Theo kế hoạch, đối tượng tổng kiểm tra bao gồm nhà ở nhiều căn hộ (sau đây viết tắt là Chung cư mini) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ.

Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9/2023 đến trước ngày 30/10/2023.

Nội dung tổng kiểm tra chung cư mini, nhà trọ trên địa bàn bao gồm:

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng.

- Kiểm tra các nội dung liên quan đến an toàn điện.

11 nội dung kiểm tra chung cư mini, nhà trọ tại Hà Nội
11 nội dung kiểm tra chung cư mini, nhà trọ tại Hà Nội (Ảnh minh họa)

- Kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

- Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình.

- Kiểm tra, hướng dẫn về điều kiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Kiểm tra, hướng dẫn, khuyến cáo người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia bổ sung biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trong đó tập trung vào các nội dung sau:

  • Đảm bảo các yêu cầu về ngăn cháy lan theo chiều ngang, chiều dọc công trình như đóng kín buồng thang bộ, ngăn cháy các khu vực có công năng khác nhau...

  • Lối thoát nạn, lối thoát khẩn cấp: Thường xuyên duy trì đường, lối thoát nạn đảm bảo thông thoáng, tạo lối thoát nạn thứ hai qua ban công, logia, lối thoát nạn khẩn cấp lên mái, lối thoát sang nhà bên cạnh, bổ sung thang dây thoát nạn trên mái để phục vụ thoát nạn....

  • Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy của hệ thống, thiết bị điện, quản lý sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, sạc điện xe máy điện, xe đạp điện, thắp hương thờ cúng...

  • Bố trí, sắp xếp vật dụng, phương tiện (ô tô, xe máy...), hàng hóa kinh doanh trong nhà đảm bảo gọn gàng, không cản trở lối thoát nạn, không gây cháy lan sang khu vực khác khi có sự cố.

  • Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ trực để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố từ khi mới phát sinh: Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện các kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát nạn, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ cho lực lượng thường trực, các hộ gia đình sinh sống tại công trình.

  • Hướng dẫn trang bị hệ thống, thiết bị báo cháy tự động, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ thô sơ... phù hợp với quy mô tòa nhà.

    Khuyến cáo các hộ gia đình tự trang bị các trang thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ, thoát nạn như thang dây hạ chậm, mặt nạ phòng độc, đèn pin, dụng cụ phá dỡ thông thường...

Xem chi tiết Kế hoạch 234/KH-UBND.

Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

5 công việc phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính

Ngày 03/5/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.