(LuatVietnam) Ngày 13/05/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 31/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh tới nhiệm vụ hội nhập toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị; quốc phòng, an ninh; văn hóa, xã hội, dân tộc, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác.
Riêng ở lĩnh vực chính trị, Chính phủ đề ra chủ trương tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò của nước ta tại các thể chế đa phương, nhất là trong việc đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển Cộng đồng sau năm 2015, nâng cao hiệu quả tham gia Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC); chủ động đóng góp có trách nhiệm tại các diễn đàn quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, cần xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh đến năm 2020; chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập quốc tế xâm phạn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của đất nước…
Trong lĩnh vực kinh tế, tập trung nâng cao nâng cao hiệu quả tham gia và tăng cường đóng góp thiết thực tại các cơ chế hợp tác đa phương; cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời bảo đảm an toàn an ninh kinh tế hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam; đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và hợp tác công - tư; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công…
Riêng ở lĩnh vực chính trị, Chính phủ đề ra chủ trương tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò của nước ta tại các thể chế đa phương, nhất là trong việc đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN và định hướng phát triển Cộng đồng sau năm 2015, nâng cao hiệu quả tham gia Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC); chủ động đóng góp có trách nhiệm tại các diễn đàn quan trọng như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)…
Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, cần xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an ninh đến năm 2020; chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm lợi dụng hội nhập quốc tế xâm phạn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của đất nước…
Trong lĩnh vực kinh tế, tập trung nâng cao nâng cao hiệu quả tham gia và tăng cường đóng góp thiết thực tại các cơ chế hợp tác đa phương; cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời bảo đảm an toàn an ninh kinh tế hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam; đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và hợp tác công - tư; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công…
- LuậtViệtnam