Khi người lao động thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình mà bị tai nạn lao động, pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi của họ một cách tối đa.
Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, khi người lao động bị tai nạn lao động, doanh nghiệp phải thực hiện những trách nhiệm sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;
- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia BHYT;
- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
Trách nhiệm của doanh nghiệp với người bị tai nạn lao động
- Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường;
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra;
- Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động;
- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
- Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động cho họ.