Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Mức đóng phí công đoàn của doanh nghiệp năm 2018

Tổ chức công đoàn được lập ra nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Pháp luật đã có những yêu cầu cụ thể về mức phí doanh nghiệp phải đóng cho tổ chức này.

Mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp

Nghị định 191/2013/NĐ-CP đã quy định mức đóng phí công đoàn của Doanh nghiệp bằng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. ( Từ 1/1/2016 thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có lương và phụ cấp lương).

Khoản đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

Quy định về thời gian, nơi đóng phí công đoàn

Các đơn vị đóng kinh phí công đoàn tại phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận (huyện) nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Phí công đoàn được đóng mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Mức đóng phí công đoàn của doanh nghiệp

Đã có những quy định cụ thể về mức đóng phí công đoàn của doanh nghiệp 

Mức phạt đối với hành vi đóng phí công đoàn sai quy định

Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định mức phạt về hành vi vi phạm quy định đóng kinh phí công đoàn như sau:

- Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;

 + Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.

Ngoài ra, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục