Do thiên chức làm mẹ của phụ nữ cùng đặc điểm cơ thể, tâm sinh lý mà pháp luật luôn đưa ra những ưu đãi cho lao động nữ. Tuy nhiên, nhiều quy định được cho là chưa thực sự phù hợp và làm khó cho doanh nghiệp.
Bộ luật lao động 2012, Nghị định 85/2015/NĐ-CP đã dành khá nhiều ưu đãi cho lao động nữ và lao động nữ mang thai. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo, ưu tiên phụ nữ và trẻ em của Nhà nước. Đặc biệt, trong một số ngành nghề, việc áp dụng ưu đãi là giải pháp để doanh nghiệp giữ chân lao động, bảo đảm sức khỏe cho lực lượng lao động, nâng cao năng suất.
Một số chính sách với lao động nữ đang gây khó cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, một số quy định lại gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất, quy định về việc bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc là quy định chưa thực sự phù hợp. Đối với một số công việc đặc thù, đây là yêu cầu cần thiết. Nhưng nhiều doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí này nhưng lao động nữ “dửng dưng” do không có nhu cầu gây nên sự lãng phí lớn về tiền bạc cho doanh nghiệp;
- Thứ hai, quy định người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ theo khả năng của doanh nghiệp, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có lao động nữ nuôi con nhỏ, việc xây dựng một phòng như vậy liệu có hơi… lãng phí?
- Thứ ba, quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh cũng gây khó cho doanh nghiệp trong việc sắp xếp công việc, đặc biệt với những doanh nghiệp có đa số lao động là nữ. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chuyền sản xuất, hơn nữa việc theo dõi và thực hiện cũng không hề đơn giản.
Những chính sách chưa thực tế liệu có đang đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó?
Xem thêm
Sử dụng lao động nữ, doanh nghiệp cần biết gì?
LuatVietnam.vn