Nhiều doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động với lao động nữ thường hạn chế quyền sinh con của đối tượng này trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, điều này trái với quy định của pháp luật.
Hạn chế quyền sinh con của lao động nữ là trái luật
Nguyên tắc giao kết của hợp đồng lao động được quy định trong Bộ luật lao động 2012 bao gồm:
Quyền sinh con là quyền của công dân, không thể bị hạn chế. Hiến pháp năm 2013 cũng có quy định Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em. Thậm chí, về mặt đạo đức xã hội, cản trở quyền sinh con của người khác cũng đáng bị lên án.
Bộ luật lao động cũng rất chú trọng bảo vệ quyền lợi của lao động nữ mang thai hay sinh con. Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
Không được phép hạn chế quyền sinh con của lao động nữ
Hậu quả pháp lý của hợp đồng hạn chế quyền sinh con
Hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu nếu nội dung của hợp đồng đó trái luật. Do thỏa thuận hạn chế sinh con trái luật và đạo đức xã hội nên hợp đồng có giao kết nội dung này sẽ bị tuyên vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.