Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Khi nào kinh doanh bất động sản không cần thành lập doanh nghiệp

Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỷ đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ. Vì vậy, Luật cũng quy định một số trường hợp kinh doanh bất động sản không cần thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định tại điều 10 Luật kinh doanh bất động sản 2014, điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản như sau:

"1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật".

Như vậy, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh doanh bất động sản không thường xuyên với quy mô nhỏ thì không cần thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Tuy nhiên, vấn đề không thường xuyên và quy mô nhỏ ở đây cần phải hiểu như thế nào?

Kinh doanh bất động sản không cần thành lập doanh nghiệp

Một số trường hợp kinh doanh bất động sản không cần thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Nghị định số 76/2015/NĐ-CP, các trường hợp này được quy định cụ thể như sau:

"Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bao gồm:

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).

2. Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng do phá sản, giải thể, chia tách.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản, bán nhà, công trình xây dựng đang bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.

6. Các cơ quan, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.

7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình".

Ngoài ra, có một trường hợp nữa không phải thành lập doanh nghiệp khi kinh doanh bất động sản được quy định tại điểm b khoản 1 điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, đó là: tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục