Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp căn cứ tình hình để xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ trong doanh nghiệp mình.
Trong đó:
- Khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương năm 2020
Thang bảng lương người lao động năm 2020
Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2020:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I.
- Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II.
- Mức 3.430.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III.
- Mức 3.070.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.
Trên cơ sở này, căn cứ nguyên tắc nêu trên, có thể xây dựng thang bảng lương người lao động năm 2020 như sau:
Vùng | Mức lương |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường | |
Vùng I | 4.420.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.920.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.430.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.070.000 đồng/tháng |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đã qua đào tạo nghề, học nghề | |
Vùng I | 4.729.400 đồng/tháng |
Vùng II | 4.194.400 đồng/tháng |
Vùng III | 3.670.100 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng/tháng |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | |
Vùng I | 4.641.000 đồng/tháng |
Vùng II | 4.116.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.601.500 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.223.500 đồng/tháng |
Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | |
Vùng I | 4.729.400 đồng/tháng |
Vùng II | 4.194.400 đồng/tháng |
Vùng III | 3.670.100 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.284.900 đồng/tháng |
Xem thêm:
2 điểm đáng chú ý khi áp dụng lương tối thiểu vùng từ năm 2020 theo Nghị định 90
Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?
Tăng lương tối thiểu vùng có tác động như thế nào đến người lao động?