Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tạm ứng lương cho người lao động

Tiền lương là khoản tiền do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau. Tiền lương thường được trả cố định vào một thời điểm do thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người lao động cần thiết phải tạm ứng lương.

Việc tạm ứng lương do 2 bên thỏa thuận

Bộ luật lao động 2012 quy định về vấn đề tạm ứng tiền lương như sau:

- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thoả thuận.

- Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên.

Như vậy, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải tạm ứng lương cho người lao động. Về vấn đề này, pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận giữa hai bên. Người lao động khi có việc cấp thiết cần tạm ứng lương nên trình bày thẳng thắn, trung thực với người sử dụng lao động để được thông cảm và tạm ứng lương.

Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tạm ứng lương cho người lao động

Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tạm ứng lương cho người lao động

Trường hợp người sử dụng lao động bắt buộc phải tạm ứng lương thì mức tối đa cũng không quá 01 tháng lương và người lao động phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc.

Bị tạm đình chỉ công việc được tạm ứng lương

Trong một số trường hợp, người lao động bị tạm đình chỉ công việc để tạo thuận lợi cho việc xác minh một số vụ việc vi phạm. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Và dù người lao động có bị xử lý kỷ luật lao động hay không, họ cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục