Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp có được giữ bằng gốc của người lao động?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đưa ra yêu cầu giữ bằng gốc với người lao động khi kí kết hợp đồng. Điều này liệu có hợp pháp?

Doanh nghiệp giữ bằng gốc là trái luật

Điều này đã được quy định cụ thể tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012:

“Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động..."

Như vậy, việc doanh nghiệp (người sử dụng lao động) giữ bản chính bằng của người lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Kể cả khi người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc giữ giấy tờ gốc thì hành vi này vẫn bị coi là trái luật.

Giữ bằng gốc của người lao động là trái luật

Giữ bằng gốc của người lao động là trái luật

Doanh nghiệp giữ bằng gốc có thể bị xử phạt

Theo điểm a, khoản 2, điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”

Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục