Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp bị phạt tới 3 tỷ đồng nếu có vi phạm về bảo hiểm xã hội

Bằng một cách nào đó, không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn cố tình chậm đóng, trốn đóng hay gian lận bảo hiểm xã hội. Trường hợp bị phát hiện, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị phạt nặng, thậm chí, chủ doanh nghiệp có thể phải ngồi tù.

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;

- Nghị định 95/2013/NĐ-CP;

- Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cá nhân, doanh nghiệp có thể bị xử phạt:

- Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng nếu:

+ Trốn đóng bảo hiểm 01 tỷ đồng trở lên;

+ Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên;

+ Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

(Cá nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 - 07 năm)

- Phạt tiền từ 500 - 01 tỷ đồng nếu:

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Trốn đóng từ 300 triệu - 01 tỷ đồng;

+ Trốn đóng cho từ 50 - dưới 200 người lao động;

+ Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động.

(Cá nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm)

- Phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng nếu:

Gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:

+ Trốn đóng từ 50 - 300 triệu đồng;

+ Trốn đóng cho từ 10 - 50 người lao động.

(Cá nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm)

Xem thêm: Trốn đóng BHXH trước năm 2018 xử lý thế nào?

- Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu:

+ Chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp 500 triệu đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên.

- Phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu gian lận BHXH, bảo hiểm thất nghiệp:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 100 - 500 triệu đồng;

+ Gây thiệt hại từ 200 - 500 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu thực hiện các hành vi dưới đây để chiếm đoạt tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp từ 10 - 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 - 200 triệu đồng:

+ Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan BHXH;

+ Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH.

mức xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Tổng hợp các mức xử phạt trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội


- Phạt tiền với mức từ 12% -15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm (tối đa không quá 75 triệu đồng) nếu:

+ Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

+ Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền với mức từ 18% - 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm (tối đa không quá 75 triệu đồng) nếu:

Không đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu:

Sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng nếu:

Giả mạo hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp giả mạo.

- Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng nếu:

Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng nếu:

+ Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

+ Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan BHXH giải quyết chế độ hưu, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định.

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng nếu:

+ Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

+ Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH.

- Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng nếu:

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

+ Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm:

Có được thỏa thuận về tỷ lệ đóng BHXH?

Công ty chậm báo tăng lao động sau thai sản bị phạt bao nhiêu?

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục