Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp phá sản bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ

Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ trong nhiều trường hợp.

Chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ

Theo quy định tại Luật Phá sản 2014, sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 3 năm đến vĩnh viễn. Cụ thể như sau:

- Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản;

- Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước;

- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định sau:

+ Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản;

+ Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

+ Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản...

thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ

Chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ

Chủ doanh nghiệp phá sản do bất khả kháng không bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ

Chủ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ không bị hạn chế đảm nhiệm chức vụ theo quy định trên trong trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng.

Hiện nay, pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể đâu là trường hợp doanh nghiệp phá sản với lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, có thể hiểu đó là doanh nghiệp bị phá sản do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn không do mình gây ra hoặc do ảnh hưởng trực tiếp của việc phá sản của các doanh nghiệp khác mà chủ doanh nghiệp không thể lường trước hoặc lường trước và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể khác phục được.

Ví dụ: Doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm nên không có khả năng thanh toán cho các khoản vay ngân hàng để đầu tư chăn nuôi gia cầm.

Xem thêm:

Căn cứ để mở thủ tục phá sản

LuatVietnam.vn

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục