Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Cập nhật mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất

Với những thay đổi của chính sách tiền lương trong thời gian gần đây, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động ít nhiều có sự thay đổi. Dưới đây là mức đóng BHXH mới nhất tại các doanh nghiệp hiện nay.

Ghi chú:

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

BHTNLĐ, BNN: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng các chế độ bảo hiểm tại các doanh nghiệp được xác định theo công thức:

Mức đóng hàng tháng

=

Mức lương tháng đóng BHXH

x

Tỷ lệ trích đóng

Trong đó:

- Mức lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà doanh nghiệp trả cho người lao động.

- Tỷ lệ trích đóng của người lao động và người sử dụng lao động:

Các khoản trích theo lương

Tỷ lệ trích vào lương của người lao động

Tỷ lệ trích vào chi phí của người sử dụng lao động

Tổng cộng

BHXH

8%

17%

25%

BHYT

1,5%

3%

4,5%

BHTN

1%

1%

2%

BHTNLĐ, BNN

-

0,5%

0,5%

Tổng tỷ lệ trích

10,5%

21,5%

 

Cụ thể mức đóng từng loại bảo hiểm của người lao động như sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

- Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu:

+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua đào tạo, học nghề.

+ Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường).

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề; làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (+7%)

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (+5%)

Vùng I

4.180.000

4.180.000

4.472.600

4.389.000

Vùng II

3.710.000

3.710.000

3.969.700

3.895.500

Vùng III

3.250.000

3.250.000

3.477.500

3.412.500

Vùng IV

2.920.000

2.920.000

3.124.400

3.066.000

- Mức lương tháng đóng BHXH tối đa:

Bằng 20 tháng lương cơ sở = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức đóng BHXH tối đa

Mức đóng BHXH tối thiểu

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề; làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

2.384.000

334.400

357.808

351.120

Vùng II

296.800

317.576

311.640

Vùng III

260.000

278.200

273.000

Vùng IV

233.600

249.952

245.280

Xem thêm: Cập nhật mức đóng BHXH tự nguyện

mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
 

Mức đóng bảo hiểm y tế

Theo khoản 1 Điều 18 Quyết định 595, tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Và như vậy, mức đóng BHYT hàng tháng của người lao động:

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức đóng BHYT tối đa

Mức đóng BHYT tối thiểu

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề; làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

447.000

62.700

67.089

65.835

Vùng II

55.650

59.545,5

58.432,5

Vùng III

48.750

52.162,5

51.187,5

Vùng IV

43.800

46.866

45.990

Xem thêm: Mức đóng BHYT tự nguyện
 

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại khoản 2 Điều 15 Quyết định 595: Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Đơn vị tính: đồng/tháng

Vùng

Mức đóng BHTN tối đa

Mức đóng BHTN tối thiểu

Người làm việc trong điều kiện bình thường

Người đã qua học nghề; làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Vùng I

(4.180.000)

836.000

41.800

44.726

43.890

Vùng II

(3.710.000)

742.000

37.100

39.697

38.955

Vùng III

(3.250.000)

650.000

32.500

34.775

34.125

Vùng IV

(2.920.000)

584.000

29.200

31.244

30.660

 

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Cũng theo Quyết định 595, cụ thể tại khoản 1 Điều 21, người sử dụng lao động hàng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.

Do vậy, người lao động sẽ không phải trích từ tiền lương của mình để đóng BHTNLĐ, BNN.

Xem thêm:

Có được thỏa thuận về tỷ lệ đóng BHXH?

Hướng dẫn tra cứu thông tin BHXH, BHYT qua tin nhắn từ 1/8/2019

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục