Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Cách xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Khi xác định trợ cấp thôi việc, nhiều người khá lúng túng khi không thể đưa ra con số chính xác về thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, gây nên không ít khó khăn.

Bộ luật lao động 2012 quy định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian mà người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian làm việc đã từng được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Cách xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Cách xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP, thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:
- Thời gian người lao động đã làm việc cho NSDLĐ;
- Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ;
- Thời gian được NSDLĐ cử đi học;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ;
- Thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương;
- Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn;
- T
hời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không phải do nguyên nhân lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Thời gian người lao động đã tham gia BHTN bao gồm: Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật và thời gian NSDLĐ đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm, nghĩa là từ đủ 12 tháng. Nếu có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng nửa năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

LuatVietnam.vn

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục