Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Cách tính tiền bồi thường khi gây thiệt hại cho công ty

Trong quá trình làm việc, đôi khi vì sơ suất mà người lao động đã làm hư hỏng thiết bị, tài sản của doanh nghiệp. Và dù không mong muốn nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Các trường hợp người lao động phải bồi thường

Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Lao động 2012, người lao động phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp khi:

- Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động;

- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

- Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

Cách tính tiền bồi thường khi gây thiệt hại cho công ty

Người lao động phải bồi thường khi gây thiệt hại cho công ty


Cách tính tiền bồi thường khi gây thiệt hại

Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết mức bồi thường trong các trường hợp trên như sau:

- Bồi thường tối đa 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng liền kề trước khi gây thiệt hại nếu:

Sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng. Trong đó, lương tối thiểu vùng ở thời điểm hiện tại được thực hiện theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP:

Vùng I: 4.180.000 đồng;

Vùng II: 3.710.000 đồng;

Vùng III: 3.250.000 đồng;

Vùng IV: 2.920.000 đồng.

Trường hợp này, việc bồi thường được thực hiện theo phương thức khấu trừ với số tiền không quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bắt buộc.

- Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường nếu:

+ Sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên;

+ Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

+ Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

- Bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm nếu:

Người lao động gây thiệt hại trong các trường hợp nêu trên mà giữa người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng trách nhiệm.

- Không phải bồi thường nếu:

Thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.

Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Xem thêm:

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho công ty thì có phải đi tù không?

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

hoạt động cùng chuyên mục