So với hiện nay, Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp từ năm 2020 có nhiều thay đổi.
Lương tối thiểu vùng tăng ít nhất 150.000 đồng/người/tháng
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
- Vùng I: Mức 4.420.000 đồng/tháng;
- Vùng II: Mức 3.920.000 đồng/tháng;
- Vùng III: Mức 3.430.000 đồng/tháng;
- Vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/tháng.
Đồng thời, khi áp dụng mức lương này, các doanh nghiệp phải đảm bảo:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Và như vậy, mức lương tối thiểu của người lao động như sau:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng | Mức lương tối thiểu của người làm công việc đơn giản nhất | Mức lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
Vùng I | 4.420.000 | 4.420.000 | 4.729.400 |
Vùng II | 3.920.000 | 3.920.000 | 4.194.400 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.430.000 | 3.670.100 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.070.000 | 3.284.900 |
Những điểm đáng chú ý về lương tối thiểu vùng 2020 theo Nghị định 90
Thay đổi mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn
Bên cạnh việc tăng lương, Nghị định 90 còn thay đổi mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn. Cụ thể:
- Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre);
- Chuyển từ vùng IV lên vùng II: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).
Xem thêm:
Tăng lương tối thiểu vùng có tác động như thế nào đến người lao động?
Tăng lương tối thiểu vùng ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?