Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Tất cả các công ty sau khi thành lập đều có một mã số doanh nghiệp riêng là một dãy các chữ số. Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp là gì, bài viết dưới đây sẽ giải mã thắc mắc này.

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, mã số doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.

Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp
Ý nghĩa của mã số doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ sau theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2014:

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo;

- Chịu mọi trách nhiệm về thông tin đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó;

- Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động: Công ty không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ;

- Thực hiện chế độ kế toán, nộp báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn và chính xác: Công ty có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn…

Xem thêm:

Hướng dẫn từ A - Z về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.