Trường hợp nào xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Quy trình diễn ra thế nào?

Tương tự xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm cũng là một cấp xét xử vụ án hình sự. Tuy nhiên, ở hai cấp xét xử này, mục đích và quy trình xét xử, thời hạn xét xử được quy định khác nhau. Vậy, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì? Quy trình xét xử diễn ra thế nào?

1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì? Trường hợp nào xét xử phúc thẩm?

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai thuộc giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Theo Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Trong đó, Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị gồm:

- Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án;

- Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo;

- Quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm.

Như vậy, trường hợp không đồng ý với quyết định, bản án sơ thẩm (chưa có hiệu lực pháp luật), Viện kiểm sát, bị cáo, bị hại, đương sự có quyền tiến hành khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị để Tòa án phúc thẩm tiến hành xem xét lại bản án. Ngoài ra, trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

xet xu phuc tham vu an hinh su
Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai trong xét xử vụ án hình sự (Ảnh minh họa)

2. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm tố tụng hình sự

Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự

Theo Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như sau:

- Tòa án nhân dân tỉnh: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

- Tòa án nhân dân cấp cao: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

- Tòa án quân sự cấp quân khu: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

- Tòa án quân sự Trung ương: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là bao lâu?

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó:

- Trong thời hạn 60 ngày: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm;

- Trong thời hạn 90 ngày: Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm

Bên cạn đó, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm;

- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Đáng lưu ý, việc ra một trong các quyết định nêu trên phải được thực hiện trong thời gian nhất định:

- 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu;

- 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương.

Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

4. Quy trình xét xử phúc thẩm diễn ra thế nào?

Quy trình xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

- Bắt đầu phiên tòa và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm: Được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.

- Chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không, nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.

Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không, nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

- Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Trên đây là nội dung về Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công chức, viên chức các ngành phải có bằng cấp, chứng chỉ gì?

Công chức, viên chức các ngành phải có bằng cấp, chứng chỉ gì?

Công chức, viên chức các ngành phải có bằng cấp, chứng chỉ gì?

Hiện nay, công chức, viên chức các ngành đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng về trình độ đào tạo thông qua các loại bằng cấp, chứng chỉ. Sau đây là tổng hợp thông tin về các loại bằng cấp, chứng chỉ cần có của công chức, viên chức một số ngành.