Xăm hình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Pháp luật quy định, trong trường hợp mắc một số bệnh nhất định và trong những trường hợp đặc biệt khác, công dân được miễn nghĩa vụ quân sự. Vậy, việc miễn nghĩa vụ quân sự có áp dụng đối với những công dân có hình xăm trên cơ thể?
Có hình xăm có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Ảnh minh họa)
Đã từng không gọi nhập ngũ với người có hình xăm kỳ quái
Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm được áp dụng theo Thông tư 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng. Theo đó, Thông tư này quy định không gọi nhập ngũ vào Quân đội với những người xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 dưới đùi trở xuống).
Những người có hình xăm như trên đứng trong hàng ngũ của quân đội được cho là gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết, tác phong của người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó, Bộ Quốc phòng đã quy định cụ thể về việc những người có hình xăm kỳ quái, lộ diện sẽ không được gọi nhập ngũ. Thế nhưng chính quy định này lại bị nhiều người lợi dụng để “trốn” nghĩa vụ quân sự.
Nay, không còn loại trừ những người có hình xăm
Hiện nay, Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2018). Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự.
Sự điều chỉnh nêu trên được cho là phù hợp, nhằm khắc phục tình trạng công dân cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể để trốn tránh nghĩa vụ quân sự vốn đã từng xảy ra khá phổ biến ở một số địa phương.
Tuy nhiên, việc công dân có hình xăm phản cảm vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, lễ tiết quân đội. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự, các cơ quan liên quan được yêu cầu cần thực hiện nhiều biện pháp để đánh giá kỹ lưỡng về tính chất, mức độ của hình xăm để phân loại.
Đồng thời, các địa phương cũng cần có biện pháp để vận động, khuyến khích công dân xóa bỏ hình xăm trước khi khám nghĩa vụ quân sự, cũng như có hướng xử lý đối với những công dân cố tình lợi dụng hình xăm để trốn nhập ngũ.
Xem thêm:
Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự mới nhất
Tất tần tật những thông tin về nghĩa vụ quân sự
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Chỉ thị mới nhất của Hà Nội về gọi công dân nhập ngũ 2021 (30/11/2020 09:24)
- Chưa tốt nghiệp cấp 3 có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (17/11/2020 10:00)
- Danh sách các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự (mới nhất) (06/11/2020 09:00)
- Infographic: Hoàn thành nghĩa vụ quân sự được hưởng quyền lợi gì? (03/11/2020 11:00)
- Luật Nghĩa vụ quân sự: 10 thông tin cần biết (30/10/2020 09:00)
- Video: Nghĩa vụ quân sự 2021: 7 thông tin quan trọng cần biết (30/10/2020 08:29)
- Cận nặng vẫn bị ép nhập ngũ, phải làm gì? (28/10/2020 13:00)
- Năm 2021, đã lấy vợ, có con nhỏ có phải đi nghĩa vụ quân sự? (27/10/2020 14:00)
- Con một có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (26/10/2020 16:00)
- Infographic: Mức phạt phổ biến khi trốn nghĩa vụ quân sự (22/10/2020 11:00)
- Được khuyến mại vào những dịp nào? Hạn mức bao nhiêu? (26/01/2021 15:00)
- Luật Bầu cử: Toàn bộ thông tin quan trọng cần biết (26/01/2021 14:00)
- 3 chính sách mới về tiền lương áp dụng từ tháng 02/2021 (26/01/2021 10:00)
- Giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không? (26/01/2021 09:00)
- Hướng dẫn thực hiện quyền thừa kế nhà đất khi không có Sổ đỏ (26/01/2021 08:00)
- Dán decal trang trí cho ô tô, xe máy có bị phạt không? (25/01/2021 19:30)
- Không đứng tên trong Sổ đỏ có được chia nhà khi ly hôn? (02/12/2018 08:41)
- Những chế độ đặc biệt dành cho người nhiễm HIV (01/12/2018 09:00)
- Tháng 12/2018, đánh giá công chức để bổ nhiệm, xét khen thưởng (30/11/2018 20:00)
- Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe bị mất (30/11/2018 15:02)
- Từ 1/12/2018, người có thẻ BHYT hưởng thêm nhiều quyền lợi (30/11/2018 13:33)